Các chiến dịch của Vương Dĩnh Vương_Dĩnh

Năm 876, Đường Hy Tông bổ nhiệm Cao Kiệt (高傑) làm 'Tả kiêu vệ tướng quân', đem một đội thủy quân tiến công Vương Dĩnh. Tuy nhiên, sau đó Vương Dĩnh thương lượng với Ôn châu [chú 7] thứ sứ Lỗ Thật (魯寔) để thỉnh hàng. Lỗ Thật thượng tấu triều đình Đường, triều đình Đường thoạt đầu chấp thuận, song trong chiếu thư lệnh cho Vương Dĩnh phải đến Trường An trước khi có thể được phong quan. Vương Dĩnh không lập tức từ chối yêu cầu này, song cố gắng trì hoãn việc khởi hành trong nửa năm. Sau đó, Vương Dĩnh thỉnh cầu được sách phong là Vọng Hải[chú 8] trấn sứ. Triều đình Đường từ chối thỉnh cầu này, thay vào đó chỉ hứa phong cho Vương Dĩnh là 'hữu soái phủ soái', và nói thêm rằng Vương Dĩnh được phép giữ lại toàn bộ số châu báu mà ông từng cướp được.[1]

Vào mùa xuân năm 877, Vương Dĩnh dụ Lỗ Thật lên thuyền của mình rồi bắt giữ, tướng sĩ đi theo Lỗ Thật đều chạy trốn. Khi hay tin Lỗ Thật bị bắt, triều đình Đường bổ nhiệm 'Hữu long vũ đại tướng quân' Tống Hạo (宋皓) làm Giang Nam chư đạo chiêu thảo sứ, suất 15.000 quân tiến đánh Vương Dĩnh. Trong khi đó, Vương Dĩnh chiếm được Vọng Hải, sau đó cướp phá Minh châu[chú 9] và Thai châu[chú 10]. Vương Dĩnh chiếm cứ Thai châu, buộc Thai châu thứ sứ Vương Bảo (王葆) phải rút đến Đường Hưng [chú 11]. Đáp lại, Đường Hy Tông lệnh cho các quân Trấn Hải, Chiết Đông và Phúc Kiến đóng góp tàu cho chiến dịch chống Vương Dĩnh.[2]

Liên quan